Hướng Dẫn Cách Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Cho Người Mới Tham Gia | Đầu Tư Cổ Phiếu
Hiện nay ở Việt Nam có 2 Sở Giao dịch chứng khoán
(Sở GDCK) là Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Mỗi Sở GDCK
sẽ có 1 Bảng giá điện tử chứng khoán (đại diện cho 2 sàn HOSE và HNX).
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng có
1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở
Giao dịch và Trung tâm lưu ký).
Về cơ bản, các bảng giá chứng khoán là hoàn
toàn giống nhau, chỉ khác nhau chút ít về giao diện.
Mình sẽ lấy ví dụ Bảng giá
chứng khoán trực tuyến VPS:
Bảng giá chứng khoán của VPS |
Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán):
Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được
sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty
đó).
Muốn tìm Mã giao dịch của công ty niêm yết
nào, bạn chỉ việc Nhập mã chứng khoán của công ty vào ô “Nhập mã CK”
Cột “TC“ (Giá
Tham chiếu – Màu vàng)
Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần
nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở
để tính toán Giá trần và Giá sàn.
Cột “Trần”
(Giá Trần – Màu tím)
Mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so
với Giá tham chiếu.
Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với
Giá tham chiếu.
Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình
quân phiên giao dịch liền trước.
Cột “Sàn”
(Giá Sàn – Màu xanh lam)
Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Tại sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so
với Giá tham chiếu;
Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với
Giá tham chiếu;
Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình
quân phiên giao dịch liền trước.
Lưu ý:
– Màu xanh: là mức giá cao hơn Giá tham chiếu,
nhưng không phải là Giá trần
– Màu đỏ: là mức giá thấp hơn Giá tham chiếu,
nhưng không phải là Giá sàn
Cột “Tổng KL”
(Tổng khối lượng)
Khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một
ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
Cột “Bên mua”
Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất
(giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó:
Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt
mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1
luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt
mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2
có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt
mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.
Cột “Bên bán”
Hệ thống hiển thị 03 mức giá chào bán tốt nhất
(giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng. Trong đó:
Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào
bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1
luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.
Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào
bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá
2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào
bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.
Lưu ý:
+ Ngoài 03 mức Giá mua / Giá bán trên, thị
trường vẫn còn các mức Giá mua / Giá bán khác, nhưng không được hiển thị (do
không tốt bằng ba mức giá trên màn hình).
+ Khi có lệnh ATO hoặc ATC, thì các lệnh này
sẽ hiển thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán”
Cột “Khớp lệnh”
Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”,
“+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột như sau:
Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối
ngày
Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu
khớp tương ứng với mức giá khớp
Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi
giá sao với Giá tham chiếu
Cột “Giá”
Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”,
“Giá thấp nhất” và “Giá TB”
Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu
phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu
phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
–> Bạn sẽ biết được giá cổ phiếu thay đổi
như thế nào trong phiên giao dịch.
Cột
“Dư mua / Dư bán”
Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán
biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư
bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch
Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng
cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột
Mua và Bán)
Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước
ngoài đặt mua.
Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước
ngoài đặt bán.
Hiện nay, công ty chứng khoán VPS đang nằm trong
Top 10 chiếm thị phần CK cơ sở lớn nhất, và Top 1 thị phần về phái sinh. Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ tài chính vượt trội mang đẳng cấp quốc tế, VPS đã quy tụ được đội ngũ
chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trên thị trường tài chính, cùng
với việc trang bị một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất.
Hiện tại, VPS đang áp dụng rất nhiều chính sách ƯU
ĐÃI dành cho NĐT mở TK mới. Cụ thể, khi mở TK mới Khách hàng sẽ nhận được
những ưu đãi sau:
· +Miễn phí giao dịch cơ sở.
· +Miễn phí giao dịch phái sinh dài hạn.
· +Ký quỹ phái sinh cực
thấp.
· +Lãi suất vay Margin
chỉ 9,8%/ năm.
(thấp nhất thị trường)
· +Miễn lãi T+2.
· +Hệ thống giao dịch
qua Webtrade, Hometrade, Smart Pro, Smart One tiện lợi, ổn định, chính xác
Để mở tài khoản chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng (VPBank) – VPS:
· Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến qua Sđt/Zalo: 0822441109 (Vũ Viết Anh)
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét